Tỉa lông gà chọi hiện đang là một trong những phương pháp đơn giản, dễ áp dụng trong chăm sóc chiến kê. Nó được những người chăm nuôi chuyên nghiệp ca tụng như một bí kíp luyện gà chiến bất bại. Trong bài viết này dagatructiep sẽ giúp bạn có được phương pháp tỉa lông thần thánh này.
Tỉa lông gà chọi là gì?
Tỉa lông gà chọi là quá trình tu sửa lại “dàn áo” của chiến kê nhằm tăng cường sức chiến đấu, thẩm mỹ và sức khỏe của chúng. Quá trình này bao gồm việc cắt tỉa lông ở các bộ phận như đầu, cổ, nách, hông và đùi. Giúp gà chọi di chuyển linh hoạt hơn đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về da do bọ và rận kí sinh.
Ngoài ra, việc này còn giúp gà tỏa nhiệt tốt hơn khi vận động, một yếu tố đặc biệt quan trọng trong các trận chiến đấu. Tuy nhiên, cần thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương chiến kê đồng thời đảm bảo không cắt quá sâu làm mất dáng của gà chọi.
Vì sao cần tỉa lông gà chọi định kỳ?
Việc thường xuyên sửa soạn “bộ cánh” của chúng mang đến những lợi ích mà ngay chính người nuôi cũng không thể ngờ tới. Sau đây là những thứ mà chiến kê của bạn nhận được:
Phát triển da, cơ và xương
Khi cắt tỉa các vùng phía dưới lông sẽ được bộc lộ làm tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng như môi trường. Theo cơ chế bảo vệ, phần da và cơ bên dưới sẽ được tăng sinh nhằm bù đắp lại chỗ lông bị mất. Do đó, chiến kê thường có xu thế phát triển bộ da dày cũng như các lớp cơ đầy đặn hơn sau cắt tỉa.
Ngoài ra, ánh sáng mặt trời còn kích thích gà tổng hợp vitamin D, một thành phần trong phát triển xương. Điều này đồng nghĩa những chú kê được sửa soạn bộ lông đúng cách sẽ góp phần cho hệ xương to và cứng chắc hơn.
Loại bỏ mầm bệnh
Với khí hậu nóng ấm như Việt Nam và bộ lông dày của gà chọi là hai yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt vùng dưới nách, hông, đùi, ức rất dễ nhiễm nấm, vi khuẩn, virus.
Theo nhiều chuyên gia tỉa lông gà chọi góp phần rất lớn trong loại bỏ mầm bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch. Nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường và dịch cúm đang hoành hành như hiện nay.
Tăng khả năng chiến đấu
Mặc dù lông đóng vai trò như một bộ giáp, tuy nhiên khi chúng quá thừa thãi sẽ khiến chiến kê nặng nề, di chuyển chậm chạp. Việc sửa soạn lại dàn áo của chiến kê giúp chúng linh hoạt và nhanh nhẹn hơn trong chiến đấu.
Ngoài ra, các sư kê còn tận dụng điều này để bôi rượu thuốc, giúp chúng ngâm sâu hơn vào trong da thịt. Từ đó, mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích lớp bì dày và dẻo dai hơn, hạn chế sát thương từ đối thủ.
Cách tỉa lông gà chọi thường thấy
Công việc này đòi hỏi người nuôi phải thực sự tỉ mỉ và dành thời gian cho nó. Có 4 vị trí bạn thực hiện sửa soạn cho kê cưng của mình đó là:
Đầu và cổ
Tiến hành cắt tỉa phần lông trên đầu trở xuống phía dưới lông cườm cuối cùng. Tuy nhiên, đối với những lông tơ nhỏ phía trên đỉnh sọ không được phép đụng đến bởi rất dễ gây tổn thương da đầu của gà.
Ngoài ra trong quá trình tỉa không kéo ngược hướng với lông mọc. Đồng thời sử dụng lực căng tác động xuống phần chân lông để động tác được dứt khoát và hạn chế tổn thương.
Nách và hông
Bắt đầu bằng cách cắt tỉa từ phần nách non, kéo dài xuống phao câu, nơi có nhiều lông nhất. Đảm bảo rằng bạn không cắt quá sâu để tránh làm mất dáng và thế của gà.
Nếu bạn thấy xương hông nhô ra, hãy sử dụng đó làm chuẩn để cắt tỉa, giúp dáng kê trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn. Tuyệt đối không sử dụng kéo để tỉa nhiều chùm cùng lúc vì sẽ khiến lông bờm xờm không đều.
Đùi
Phần đùi trong là vị trí quan trọng cần tỉa lông gà chọi. Nó liên quan mật thiết đến sức ra đòn của chiến kê. Riêng khu vực giữa đùi và hông để tăng cường khả năng giải nhiệt và giảm thiểu bệnh về da. Cần chú ý để lại một lượng lông mao xung quanh đùi, khoảng 5cm đo từ gối lên nhằm tạo thoải mái cho gà.
Lườn
Vị trí cuối cùng trong tỉa lông gà chọi chính là lườn. Vùng này cần được dọn sạch từ ngang đùi cho đến phía sau phao câu. Không nên cắt từ ngực để bảo vệ chiến kê trước các đòn tấn công. Riêng phần phao câu cần chừa 5-6 cộng để tránh gây bệnh cho gà.
Lưu ý: Cần xác định trước vị trí lông cần tỉa, sử dụng kéo sắc để cắt tỉa nhẹ nhàng. Và thực hiện việc này trong một môi trường yên tĩnh để gà không bị stress. Sau khi sửa soạn xong bạn cần thoa thuốc chống nấm, chống nhiễm khuẩn để đảm bảo an toàn cho chiến kê.
Lời kết
Trên là một số kinh nghiệm tỉa lông gà chọi mà cao thủ thường dùng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp cộng động kê thủ có được những thành công trong giới. Đừng quên theo dõi Đá Gà Trực Tiếp được những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực nuôi, chăm sóc và chơi kê.